Xem giá, tồn kho ở: Hà Nội
Sản phẩm đã xem
Kinh nghiệm hay & Tin khuyến mãi 0888676728 Tổng đài 24/7

Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch chân

Giãn tĩnh mạch chân không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến lưu thông máu kém hơn, gây ra các triệu chứng khó chịu. Tư thế ngủ đúng cách cho người bị giãn tĩnh mạch cùng với gối kê chân sẽ giảm bớt sự khó chịu và góp phần hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Vậy tư thế ngủ cho người giãn tĩnh mạch chân như nào là đúng? Mời bạn tham khảo câu trả lời trong bài viết dưới đây:


1. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay còn gọi giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, không đi lên tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch giãn ra. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh tiếp tục tiến triển sẽ làm dòng máu động mạch tới nuôi chân cũng bị giảm theo.

Hậu quả là người bệnh sẽ gặp cảm giác nặng chân, nhức mỏi, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… Thậm chí, những trường hợp nặng hơn các rối loạn tưới máu nuôi dưỡng chân có thể dẫn đến các biến chứng như chàm da, loét chân không lành… khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.

2. Tư thế ngủ cho người giãn tĩnh mạch chân


Để có được giấc ngủ ngon, người bệnh khi ngủ nên nghiêng bên trái khi ngủ. Do tĩnh mạch chủ con người nằm phía phải cơ thể, quan trọng trong việc bơm máu về cơ thể. Nằm nghiêng bên trái sẽ không làm cơ thể đè lên tĩnh mạch này. Do đó, máu được bơm về cơ thể tốt hơn, hạn chế tồn đọng ở vị trí bị suy giãn.

Ngủ với tư thế nghiêng sẽ giúp bạch huyết di chuyển về hệ thống tốt hơn. Nhờ vậy mà hệ miễn dịch sẽ được tăng cường để giảm sưng.

Ngoài ra, bạn có thể chọn tư thế nằm ngửa, duỗi chân thoải mái, đồng thời kê cao chân hơn tim 15-30cm. Và hãy lưu ý:

Kê cao cả phần gót chân: Nếu người bệnh chỉ nâng cao phần đầu gối và đùi nhưng không nâng cao phần bắp và bàn chân, dòng máu từ bàn chân về tim sẽ phải chịu nhiều tác động của trọng lực, hiệu quả không cao hoặc không có tác dụng. Ngoài ra, phần sau gối bị tì đè sẽ phần nào đó ngăn cản sự lưu thông máu trong tĩnh mạch

Dùng gối có độ cao phù hợp: Gối quá cao sẽ tạo cảm giác không thoải mái. Gối quá thấp lại không có tác dụng. Bời vậy, bạn nên chọn gối có chiều cao trong khoảng 15-30cm so với mặt phẳng nằm

Nhờ những tư thế ngủ trên, tuần hoàn sẽ được lưu thông tốt ở các tĩnh mạch. Tuần hoàn tốt sẽ góp phần giúp người bệnh giảm đau, ngứa, sưng,…khi ngủ hơn.

3. Những lợi ích của gối chống giãn tĩnh mạch


Gối kê chân là sản phẩm được nhiều bác sỹ khuyên dùng để hỗ trợ cho việc điều trị bệnh co giãn tĩnh mạch. Gối có thiết kế lượn sóng nhẹ với một đầu thấp và một đầu cao. Sản phẩm cho phép người dùng kê phần phân và gót chân lên vị trí cao hơn mang đến nhiều lợi ích như

  • Hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu về tim, làm giảm áp lực lên thành mạch máu. 
  • Hỗ trợ làm giảm tê buốt do tắc nghẽn mạch máu
  • Hỗ trợ hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh như huyết khối, gây tắc nghẽn dòng chảy của máu, tắc phổi, dẫn đến tử vong.
  • Mang đến giấc ngủ ngon và thư giãn hơn cho người bệnh, hạn chế tình trạng kiến bò ở bàn chân, tê mỏi…

  Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Tư thế ngủ đúng cách cho người giãn tĩnh mạch chân như nào?” để hỗ trợ việc điều trị tình trạng này hiệu quả hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để sớm cải thiện triệu chứng và hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.  


Đánh giá Tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch chân

5.0 1 đánh giá
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.

Đang tải ...