Đệm hơi chống loét làm giảm diện tích tiếp xúc giữa cơ thể người bệnh và đệm đệm hơi chống loét , phân tán đều lực tì đè của cơ thể (nhất là ở các vùng phải chịu lực tì đè lớn như lưng, xương cùng cụt...), tăng cường lưu thông máu cho cơ thể, từ đó tạo cảm giác thông thoáng, êm ái, dễ chịu, tránh tình trạng da bị ẩm ướt, tránh gây loét và đem đến sự thoải mái tối đa cho người bệnh, người già phải nằm lâu ngày.
Dưới đây, Ashophay sẽ giải đáp 10 thắc mắc thường gặp khi chọn mua đệm hơi chống loét.
Các sản phẩm đệm hơi chống loét chính hãng của những thương hiệu uy tín trên thị trường hiện nay thường được làm từ chất liệu nhựa PVC dùng trong y tế nên người dùng có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm
Mỗi bộ đệm hơi chống loét có thể có cân nặng khác nhau, bộ nhẹ thì khoảng 2 - 2,5kg, bộ nặng hơn thì có thể khoảng 4 - 5kg.
Kích thước đệm hơi chống loét thường dài khoảng 200cm (2 mét), rộng khoảng 90cm (0,9 mét) và dày khoảng 5 - 8cm (tùy loại). Với kích thước này, người bệnh, người già có thể nằm một cách hoàn toàn thoải mái, không phải co người.
Máy bơm của đệm hơi chống loét sẽ không gây tiếng ồn khó chịu, không làm ảnh hưởng tới quá trình nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng của người già, người bệnh cũng như những người xung quanh.
Công suất của đệm hơi cho người già, người bệnh thường không quá 10W. Vì vậy, có thể khẳng định là sản phẩm rất tiết kiệm điện, không làm phát sinh quá nhiều chi phí tiền điện, dù sử dụng 24/24 thì cũng phải tới hơn 4 ngày mới hết 1 số điện.
Nệm chống loét cần duy trì chạy bơm liên tục 24/24, nếu không may bị mất điện đột ngột thì máy bơm sẽ không tiếp tục chạy được, việc luân chuyển khí sẽ bị gián đoạn. Lúc này, bạn hãy tạm khắc phục theo các bước sau:
Tắt nguồn của máy bơm.
Dùng chun quấn phần ống dẫn khí lại để cho luồng khí bên trong nệm không bị thoát ra ngoài, giữ cho nệm vẫn căng (dù không có bơm - xả khí được), giúp người bệnh vẫn có thể nằm tạm được.
Khi có điện trở lại, bạn chỉ cần tháo chun ra, bật nguồn máy bơm lại là có thể tiếp tục dùng nệm bình thường.
Bạn lưu ý là không nên đem đệm hơi chống loét đi giặt rồi phơi khô vì cách làm này có thể sẽ khiến Đệm bị cứng, thậm chí là làm mất đi tác dụng của đệm.
Để vệ sinh đệm hơi chống loét, bạn chỉ cần đơn giản là lau qua bụi bẩn, vết bẩn rồi lau tiếp bằng khăn mềm giặt qua nước ấm, cuối cùng là dùng khăn khô mềm lau lại một lượt rồi để đệm hơi chống loét khô tự nhiên hoặc bằng gió thổi từ quạt.
Trong trường hợp đã làm như thế này mà nệm vẫn còn mùi khó chịu, bạn có thể sẽ phải dùng đến baking soda hoặc phấn rôm để làm sạch triệt để hơn.
Thực tế, các mẫu đệm chống loét chất lượng rất khó mà tự bị thủng được. Tuy nhiên, trong trường hợp bị vật sắc nhọn như dao, kéo... đâm vào thì đệm có thể sẽ bị thủng.
Khi đệm chống loét bị thủng thì đệm sẽ không sử dụng được tiếp. Lúc này, bạn hãy tạm ngừng hoạt động của đệm và khắc phục bằng cách sử dụng bộ vá đệm như sau:
Xác định vị trí của lỗ thủng trên đệm.
Đổ keo dán (thuốc dán) xung quanh vị trí đệm bị thủng, sau đó dùng miếng vá dán vào.
Chờ tới khi keo khô lại là đệm có thể tiếp tục sử dụng bình thường.
Tuy nhiên, trong trường hợp vết rách trên đệm quá lớn, không thể khắc phục được thì bạn sẽ cần thay một chiếc đệm chống loét mới.
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.
↑