Đông trùng hạ thảo là một loài thảo dược quý và đặc biệt, chúng được xem như là "con lai" giữa động vật và thực vật. Thực chất, đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa sâu non (ấu trùng bướm) của loài Thitarodes và loài nấm ký sinh Cordyceps sinensis.
Đông trùng hạ thảo được biết đến xuất phát từ quá trình quan sát thực tế. Khi vào mùa đông, bào tử nấm thuộc chi Cordyceps lây nhiễm và ký sinh trên ấu trùng của sâu bướm (lúc này nó ở dạng côn trùng "Đông Trùng").
Nấm sinh trưởng bằng cách hút các chất dinh dưỡng trong ấu trùng và làm chết vật chủ. Sau đó đợi mùa hạ mọc ra quả thể nấm trên xác vật chủ ở hình dạng nấm 'Hạ Thảo”
Các nghiên cứu trong y học hiện đại cho thấy thành phần của đông trùng hạ thảo chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người như:
17 loại acid amin khác nhau với tác dụng giúp chuyển hóa và tổng hợp các protein trong cơ thể.
Các loại vitamin B12, E, K, A, C….
Các nguyên tố đường đa và vi lượng Mn, Al, K, Na, Mg… tham gia vào hoạt động hoạt hóa, trao đổi chất và coenzym xúc tác.
Hàm lượng lipid cao giúp tăng cường năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
Tuy nhiên, khi nhắc tới ĐTHT thì phải kể đến 3 thành phần dược chất quan trọng tạo nên giá trị và thương hiệu cho loại dược thảo này bao gồm:
Cordycepin: Giúp kháng viêm, kháng virus, tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm và ngăn ngừa sự phát triển và phân hạch của tế bào ung thư
Adenosine: Cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa nhịp tim, tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu và cải thiện hoạt động của cơ bắp
Polysaccharides: Giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương, tăng cường khả năng chủ động của cơ chế miễn dịch. Tốt cho việc phục hồi thận hư, bất lực, mộng tinh, đau lưng mỏi gối.
Phân loại theo trạng thái
Phân loại theo chế phẩm
Từ lâu đông trùng hạ thảo thường được dùng trong nền y học cổ truyền phát triển mạnh như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc… Hiện nay, đông trùng hạ thảo được dùng để chữa bệnh và hỗ trợ điều trị cho nhiều căn bệnh khác nhau với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
Thời gian sử dụng:
Thời gian tốt nhất để dùng nấm đông trùng hạ thảo phát huy tối đa công dụng là vào buổi sáng sớm hoặc lúc đói. Cần tránh dùng vào ban đêm trước khi ngủ vì có thể gây mất ngủ.
Các trường hợp không được dùng đông trùng hạ thảo:
Trẻ nhỏ không nên dùng đông trùng hạ thảo. Theo đông y, trẻ em có thể 'nóng' và đông trùng hạ thảo cũng có tính nóng, do đó không nên kết hợp cùng nhau.
Người bị chứng rối loạn đông máu không nên dùng đông trùng hạ thảo. Hàm lượng lớn chất Cordyceps có trong nấm sẽ khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Người đang chuẩn bị phẫu thuật. Trước 2 tuần phẫu thuật không nên dùng nấm đông trùng hạ thảo để tránh nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật.
Một số nhóm người bị viêm khớp dạng thấp, bệnh xơ đa cứng,... cũng không nên dùng đông trùng hạ thảo vì khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Phụ nữ mang thai, đang có con bú hay đang trong thời gian hành kinh cũng không nên dùng đông trùng hạ thảo.
Không dùng đông trùng hạ thảo dạng nguyên con cho ai bị dị ứng với con nhộng tằm. Không dùng đông trùng hạ thảo cho những ai bị bệnh về gan hoặc đang dùng thuốc điều trị về gan.
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.
↑